Nghệ thuật truyền thống Văn_hóa_Triều_Tiên

Biểu diễn múa truyền thống Buchaecum tại Seoul.Điệu múa cung đình hoàng gia Jinju pogurakmu."Đứa trẻ nhảy múa" - tác phẩm của Danwon năm 1780.Một cảnh trong ngày lễ hội Dano.Tủ ngăn kéo cẩn ngọc trai tại Bảo tàng Quốc gia Triều TiênSeoul.Một lư hương men ngọc từ triều đại Cao Ly được tráng men sứ xanh Triều Tiên.[5]

Múa

Cũng như âm nhạc, điệu múa cùng đình và điệu múa dân gian có sự khác biệt. Jeongjaemu là điệu múa cung đình thông thường, được biểu diễn tại các buổi tiệc chiêu đãi, trong khi đó, ilmu là điệu múa được biểu diễn tại các buổi nghi lễ Nho giáo. Jeongjaemu được chia thành điệu múa bản xứ (hyangak jeongjae) và điệu múa có hình thức bắt nguồn từ Trung Quốc (dangak jeongjae). Ilmu được chia thành điệu múa dân chúng (munmu) và múa quân đội (mumu). Genja là một loại trang phục truyền thống đặc biệt dành cho phụ nữ mặc vào những dịp lễ hội.

Nghệ thuật múa truyền thống cung đình được phản ánh trong nhiều tác phẩm đương đại.

Tranh ảnh

Các bản vẽ đầu tiên được tìm thấy trên bán đảo Triều Tiên là những bản khắc đá thời tiền sử. Các kỹ thuật khác nhau đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Phật giáo từ Trung Quốc. Những kỹ thuật này nhanh chóng biến thành kỹ thuật chính thống, tuy nhiên kỹ thuật bản địa vẫn còn sống sót.

Các tác phẩm có một xu hướng tự nhiên phổ biến là thiên về những chủ đề như phong cảnh thực tế, hoa và các loài chim. Mực là vật liệu thông dụng nhất được sử dụng và được vẽ trên giấy dâu tằm hoặc lụa.

Vào thế kỷ 18, các kỹ thuật bản địa đã được nâng cao, đặc biệt trong thư pháp và nghệ thuật khắc dấu.

Tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng của truyền thống và hiện thực ở CHDCND Triều Tiên. Ví dụ, bức ảnh "Giờ nghỉ của các công nhân sắt" miêu tả những người đàn ông cơ bắp nhỏ giọt mồ hôi và nước uống từ ly thiếc tại một xưởng đúc ngột ngạt. "Đỉnh Chonnyo núi Kumgang " của họa sĩ Jeong Son là một tác phẩm cảnh quan cổ điển Hàn Quốc, thể hiện những vách đá cao chót vót bao phủ sương mù.[6]

Thủ công mỹ nghệ

Có một hệ thống thủ công mỹ nghệ độc nhất sản xuất tại Triều Tiên. Hầu hết sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra phục vụ cho mục đích sử dụng hàng ngày, thông thường ưu tiên công năng sử dụng thực tế hơn là tính thẩm mỹ. Theo truyền thống, kim loại, gỗ, vải, sơn mài và đất nung là các vật liệu chính được sử dụng nhiều nhất, sau đó là thuỷ tinh, da hoặc giấy cũng được sử dụng tuy không thường xuyên.

Thủ công mỹ nghệ cổ, chẳng hạn như đồ gốm màu đỏ và đen, cũng có những nét tương tự như nền văn hóa đồ gốm của Trung Quốc dọc theo sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, các di vật tìm thấy của thời đại đồ đồng lại đặc biệt và phức tạp hơn.

Nhiều tác phẩm thủ công mỹ nghệ tinh vi và phức tạp đã được khai quật, bao gồm mũ miện thiếp vàng, đồ gốm hoa văn, chậu hoặc đồ trang trí. Trong thời kỳ Cao Ly, đồng thiếc được sử dụng tiến bộ hơn. Đồng thau là loại đồng có thành phần 1/3 kẽm, đã trở thành vật liệu đặc biệt phổ biến. Tuy nhiên, các triều đại nổi tiếng với việc sử dụng đồ tráng men ngọc bích.

Trong thời kỳ Nhà Triều Tiên, thủ công mỹ nghệ phổ biến được làm bằng sứ và phủ lên lớp men xanh. Nghề thủ công gỗ cũng có nhiều tiến triển trong giai đoạn này. Điều này tạo nên nhiều sản phẩm phần đồ đạc tinh vi như tủ áo, rương, bàn hay ngăn kéo.

Đồ gốm

Việc sử dụng đất nung trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn từ thời đồ đá mới. Lịch sử đồ gốm sứ Triều Tiên kéo dài, phát triển từ giai đoạn sử dụng đất sét theo phương pháp truyền thống để tạo ra các hiện vật cúng tế và điêu khắc. Trong thời kỳ Tam Quốc (Triều Tiên), đồ gốm đã có những tiến triển tại Tân La. Đồ gốm được nung bằng lửa điôxit, tạo nên những khác biệt màu men xám và xanh dương. Bề mặt sản phẩm được chạm nổi với các mẫu hình học trang trí khác nhau.

Trong thời Cao Ly, men ngọc bích trở nên phổ biến hơn. Vào thế kỷ 12, phương pháp khảm tinh vi đã được phát minh, cho phép tạo nên những trang trí sắc sảo với nhiều màu sắc khác nhau. Evelyn McCune đã nói về nghệ thuật Triều Tiên: "Trong thế kỷ 12, việc sản xuất đồ gốm đã đạt đến đỉnh cao của độ tinh tế. Một vài loại hình xuất hiện đồng thời trong khoảng thời gian đầu của thế kỷ, một trong số đó là đồ khảm phải được xem là một phát minh của Triều Tiên."[7] Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều không sản xuất men ngọc dát, điều này chỉ có duy nhất ở đồ gốm thời Cao Ly.

William Bowyer Honey, làm việc tại Bảo tàng Victoria và AlbertAnh, sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi lại rằng: "Đồ gốm Triều Tiên chất lượng nhất không chỉ đơn thuần là những sản phẩm nguyên thủy đầu tiên mà còn là những đồ gốm tốt nhất và không hề chịu ảnh hưởng bởi những nền văn hóa khác từng được tạo ra. Chúng hội tụ đầy đủ những chất lượng mà đồ gốm có thể có. Trên thực tế, đồ gốm Triều Tiên đã vươn đến tầm cao mà ngay cả đồ gốm Trung Quốc cũng khó đạt được."[8]

Đồ sứ trắng trở nên phổ biến trong thế kỷ 15. Chúng nhanh chóng vượt qua sứ men ngọc. Sứ trắng thường được sơn hoặc trang trí bằng đồng.

Cùng với những cuộc xâm lược Nhật Bản sang Triều Tiên trong thế kỷ 16, nhiều thợ gốm bị bắt đưa sang Nhật Bản và từ đó chịu ảnh hưởng gốm sứ Nhật Bản.[9][10][11] Nhiều đồ gốm Nhật Bản gia dụng ngày nay có nguồn gốc nghệ thuật và tổ tiên từ hàng ngàn thợ làm gốm Triều Tiên mà Nhật Bản đã bắt giữ trong hàng loạt cuộc chinh phục diễn ra nhiều lần tại bán đảo Triều Tiên.[12][13][14]

Trong giai đoạn giữa triều đại Cao Ly (cuối thế kỷ 17), sứ xanh dương trở nên thịnh hành. Các sản phẩm được sơn màu xanh cobalt lên sứ trắng. Theo sự tăng trưởng của quyền bá chủ Nhật Bản tại bán đảo Triều Tiên vào cuối thế kỷ 19, truyền thống gốm sứ đã suy giảm khi gốm sứ Nhật Bản xuất hiện hàng loạt và lấn át các đối tác Triều Tiên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_hóa_Triều_Tiên http://www.galleries.bc.ca/agso/japancer.html http://articoolz.com/2010/07/asian-fashion-and-kor... http://www.everyculture.com/Ja-Ma/North-Korea.html http://www.everyculture.com/Ja-Ma/South-Korea.html http://www.everyculture.com/wc/Japan-to-Mali/South... http://books.google.com/books?id=XrZQs-6KswMC&prin... http://books.google.com/books?id=jjOva6fF96AC&prin... http://books.google.com/books?id=pg5Qi28akwEC http://hanquocngaynay.com/about_content.php?x=7&y=... http://www.koreainfogate.com/aboutkorea/item.asp?s...